Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Những điều thú vị ở Nhật Bản

Nếu bạn đã chót đem lòng yêu mến đất nước Mặt trời mọc chắc hẳn sẽ không quá ngạc nhiên khi xem những thông tin dưới đây nhưng nếu bạn chưa từng tìm hiểu về đất nước Nhật Bản xinh đẹp thì chắc chẵn những điều thú vị khi đi du lich nhat ban 6 ngay 5 dem này sẽ khiến bạn bất ngờ.

1. Ý nghĩa tên gọi của đất nước Nhật Bản chính là “xứ mặt trời mọc” vì vậy chúng ta hay gọi chệch đi thành “đất nước mặt trời mọc”.
2. Nhật Bản được hình thành từ 7.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao quanh Nhật Bản bốn bề đều là biển khơi.
3. Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia sở hữu nhiều môn võ thuật nhất trên thế giới như: Karate, Judo, Sumo, Kendo, Aikido, ….
4. Mặc dù môn bóng chày được đông đảo người dân Nhật Bản yêu thích và khá phổ biến nhưngSumo mới thực sự là môn thể thao quốc gia của đất nước này.
5. Vùng phía bắc đảo Hokkaido là nơi duy nhất tại Nhật Bản trồng loại dưa hấu đen tên là Densuke. Giống dưa này chỉ có vỏ ngoài màu đen còn bên trong ruột vẫn đỏ như các quả dưa hấu khác. Với sự đặc biệt đó của mình, dưa hấu Densuke có giá lên tới 400 USD một quả.


6. Hàng năm nước Nhật nhập khẩu khoàng 85% sản lượng cà phê của Jamaica. Cà phê được đóng thành lon và bán phổ biến tại các máy bán hàng tự động trên khắp cả nước.
7. Chợ Tsukiji tại Tokyo được xem là chợ cá lớn nhất tại Nhật Bản. Ước tính có khoảng 2.000 tấn cá được buôn bán tại khu chợ này mỗi ngày.
8. Tiếng Nhật thường sử dngj 15.000 ký tự chữ Hán, được vay mượn từ Trung Quốc. Các em nhỏ Nhật Bản khi lên 7 tuổi sẽ phải đối mặt với sự phức tạp của ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
9. Trúc là loại cây được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản. Với đặc tính “lớn nhanh như thổi” trúc được người dân Nhật Bản dùng cho nhiều vật dụng trong cuộc sống như: rổ, sáo, ống dẫn, ghế, hàng rào. Thậm chí trúc còn dùng để làm búp bê và các đồ dùng cho nghi lễ trà đạo.
10. Hoa anh đào được người Nhật yêu thích và trồng ở khắp nơi. Hình ảnh của hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Loại hoa thoắt nở thoắt tàn này được các Samurai yêu thích vì nó tượng trưng cho khí tiết và cách sống của họ.


11. Geisha tại Nhật Bản là hình thức giải trí với âm nhạc, múa hát và nói chuyện của nam giới tàng lớp thượng lưu. Geisha càng xinh đẹp và có càng nhiều kỹ năng thì càng được đánh giá cao. Các biểu tượng văn hóa nổi tiếng Nhật Bản này đã biểu diễn những kĩ năng nghệ thuật truyền thong của họ trong hơn 250 năm qua. Ngày nay số lượng Geisha giảm đi rất nhiều và bạn chỉ còn có thể bắt gặp các Maiko (Geisha học việc) ở khu Gion ở Nhật Bản.


12. Bánh gạo hay còn gọi là bánh Mochi là loại bánh truyền thống tại Nhật Bản được dùng để biểu người than, trang trí trong nhà hoặc phục vụ cho hoạt động tại các đền chùa. Bánh gạo được làm từ bột, gạo nếp và nhân đậu ngọt.


13. Lễ hội Neptuta ở Hirosaki là nơi trưng bày những chiếc đèn phao với hình ảnh của các chiến binh hoặc các con vật. Đây là lễ hội truyền thống mang yếu tố văn hóa Nhật Bản và vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
14. Lâu đài Himeji-Jo (lâu đài hạc trắng) được công nhận là di sản thế giới năm 1993. Himeki-Jo là một trong những nguyên mẫu điển hình còn tồn tại của kiến trúc Nhật Bản thời cận đại. Himeji-Jo cùng với Matsumoto và Kunnamoto hợp thành “Tam đại quốc bảo thành”.

15. Mặc dù bốn bề là biển nhưng Nhật Bản là nước nhập khẩu cá lớn nhất với khoảng 18% tổng giá trị nhập khẩu cá của thế giới.
Những điều thú vị trong cuộc sống của người dân Nhật Bản trên đây sẽ là điều thú vị mà những ai yêu mến và có cơ hội đi tour nhat ban 6 ngay 5 dem nên một lần trải nghiệm thực tế. Chỉ có như vậy bạn mới thấy hết được vẻ đẹp và giá trị văn hóa của đất nước này.
Nguồn: sưu tầm

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Đón năm mới ở Nhật Bản

Ở nước Nhật không đón tết âm lịnh như các nước châu Á khác mà đón tết theo dương lịch theo phương Tây, cho dù có thay đổi theo dương lịch nhưng người Nhật vẫn giữ nguyên phong tục đón tết truyền thống. Các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá những phong tục đón năm mới của người Nhật qua bài viết dưới đây nhé.


1. Dọn dẹp nhà cửa

Đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai lau rửa nhà cửa sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới sạch sẽ. Ở các trường học hay các công ty thì tất cả đểu dành thời gian cho việc dọn dẹp cuối năm. Tất cả với niềm tin bỏ hết những bẩn của năm cũ, sẵn sàng chào đón năm mới với cả về tinh thần và thể chất sạch sẽ, tươi mới.

2. Tiệc tiễn năm cũ
Người Nhật làm việc tới 30/12 là nghỉ, ngày đó ở các công ty, các công trường tổ chức mở tiệc ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc này được xem như bữa tiệc để quên đi những khó khăn, vất vả của năm cũ. 

3. Trang trí nhà cửa đón năm mới
Người Nhật trang trí nhà đón năm mới bằng Kadomatsuowr hai bên cửa nhà để năm mới may mắn. Kadomatsu là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt. Người Nhật chọn thông vì thông tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và thanh khiết. lá thông diệt yêu trừ quái. Kadomatsu có hình giống cái thang để vị thần của năm mới (thần Toshigami) xuống hạ giới đem may mắn đến cho nhà nhà, người người.

Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari, Shimekazari là một loại trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng vào địa phận nhà, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam.
Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt như hình thức hóa vàng của người Việt. Hiện nay, nhiều gia đình thường không mang đến chùa mà tự đốt ngay tại nhà của mình.

4. Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
Vào đêm giao thừa gia đình người Nhật sẽ quây quần ăn một bữa thật hoành tráng vào lúc 10h hay 11h đêm tại nhà. Mọi người cùng nhau ăn Toshikoshi - Soba với những sợ mỳ dài có ý nghĩa là chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, sợi mỳ dài là tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

5. Kouhaku Uta Gassen
Cùng lúc này, nhiều kênh truyền hình của Nhật phát các chương trình ca nhạc, hài kịch… Chương trình Kouhaku Uta Gassen (tạm dịch là “Đại nhạc hội tranh tài Hồng – Bạch”) được khởi xướng từ năm 1951 là một trong những chương trình truyền hình phát trên NHK được đón xem nhiều nhất ở Nhật. Chương trình này mời các ca sỹ, nhóm nhạc thuộc mọi thể loại nhạc nổi tiếng nhất trong năm tham gia.
Các nghệ sỹ được chia làm hai đội, nam ở đội Bạch, nữ ở đội Hồng, họ sẽ biểu diễn xen kẽ nhau để chiếm được trái tim khán giả trong suốt buổi tối. Khán giả và một ban hội thẩm mà thành viên thường là các nhân vật nổi tiếng trong năm ở các lĩnh vực khác ngoài âm nhạc được yêu cầu bầu chọn để quyết định đội nào hát tốt hơn. Đội chiến thắng sẽ nhận được một chiếc cúp và lá cờ chiến thắng, chương trình thường kéo dài khoảng 5 tiếng, từ 7h30 đến 11h45.

6. Đi lễ chùa 
Sau khi lễ chùa, cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, trước khi về, người ta thường rút quẻ (Omikuji). Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Đối với các gia đình hay cá nhân không đi lễ chùa vào đúng thời điểm giao thừa thì họ có thể đi thăm đền chùa vào những ngày tiếp theo trong dịp Tết, chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm


7. Lễ đón mừng năm mới
Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm, ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ tăng thêm sức mạnh.

8. Tục lệ ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày
Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe. Ngày 11/1 người Nhật có tục lệ làm vỡ bánh dày. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.

9. Bán hàng giá rẻ nhân dịp đầu năm
Ngày 2/1, rất nhiều các siêu thị và cửa hàng bách hóa trên khắp nước Nhật mở cửa trở lại để phục vụ khách hàng. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được. Đó cũng là một tập quán ngày Tết của Nhật.

11. Ăn Osechi
Trong ngày Tết món ăn không thể thiếu đó là Osechi, theo quan niệm của người bản xứ nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho vị thần bếp, phần vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. 

12. Gửi thiệp Nengajou
Gửi thiếp chúc mừng năm mới cho bạn bè, người quen… là phong tục ai cũng làm ở Nhật. Cả gia đình đoàn tụ và cùng đọc thiếp chúc mừng năm mới Người thân trong gia đình, họ hàng đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Như thế sẽ hướng trẻ con tới việc đọc sách.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tour Nhật Bản 5 ngày 4 đêm

Nguồn: Sưu tầm internet

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Những cảnh đẹp thần tiên ở Nhật Bản

Bất kỳ du khách nào khi đi du lịch Nhật Bản 6 ngày 5 đêm cũng phải ngẩn ngơ trước những cảnh đẹp được tạo nên bởi thiên nhiên và con người Nhật Bản
Những thảm hoa đẹp ngỡ ngàng nở rộ khi mùa xuân về ở công viên Shibazakura, thành phố Hokkaido, Nhật Bản


Từng đợt giớ khiến những cánh hoa anh đào bay lả tả trong không trung tạo nên một khung cảnh thần tiên ngoạn mục


Một đoạn đường xanh thơ mộng với những cụm hoa Tử Đằng mang sắc tím dịu nhẹ


Có lẽ không có nơi nào mà mùa thu lại mang một vẻ đẹp tĩnh lặng như ở Nhật Bản


Một trận mưa thu đã mang những chiếc lá dát đầy trên lối đi trong ngôi đền Komyoji Foliage ở thành phố Kyoto

Những tia nắng hiếm hoi của mùa thu đang nhảy nhót trên những bậc đá 


Cánh đồng hoa ngộ nghĩnh ở công viên bờ biển Hitachi, thành phố Hitachinaka. Công viên rộng lớn này trồng hàng loạt các loại hoa theo mùa, đến đây lúc nào bạn cũng sẽ được ngắm những cánh đồng hoa tulip, thủy tiên và nemophila nở rộ rực rỡ trong gió.


1000 con hạc đủ màu sắc ở Công viên hòa bình Hiroshima để tưởng niệm những nạn nhân trong thảm họa Hiroshima. Khu tưởng niệm này là lời nhắc nhở về sự tàn bạo của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tour Nhat Ban 6 ngay 6 dem & Du lich Han Quoc
Nguồn: sưu tầm Internet

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Bún suông

Bún suông là tên gọi được đọc chệch từ con đuông dừa, một loại côn trùng có nhiều ở miền Tây và là một đặc sản rất ngon miệng. Thành phần chính của món bún là tôm, thịt nạc heo và con đuông được tạo hình từ chả tôm tươi, tạo hình thành những thanh tròn dài có màu vàng gạch giống đuông dừa. Bên cạnh đó, nước dùng của món ăn không trong mà lại có màu nâu sậm được pha từ nước hầm xương, thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn.


Bún cá thì là

Nguyên liệu để chế biến món ăn mang hương vị đất Bắc này có thể là cá thác lác hoặc thịt cá lóc chiên giòn... tùy vào sở thích của từng quán. Điều quan trọng nhất là món ăn vẫn giữ được hương thơm thoang thoảng đặc trưng của thì là. Bát bún cá thì là như một bức tranh màu sắc hài hòa với sắc vàng của cá, đỏ của cà chua, vàng của cần nước, xanh của thì là... cùng hương thơm thoang thoảng khiến người ăn thích mê khi thưởng thức. 


Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".

Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ Hán (日本) hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".


Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào ( sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ).


Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭国 "nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân (倭人 "người lùn"), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (倭寇 "giặc lùn"). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán . Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.


Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.


Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước sớm nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Nhật Bản còn có tên gọi là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, Nhật Bản còn được gọi là "đất nước hoa cúc". Vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ("nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ("người lùn").

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Thông tin khách sạn

Loại: 3 sao
Địa chỉ: 3-1, Udagawa-cho, Tokyo, Nhật Bản.
Shibuya Tobu Hotel nằm ở vị trí lý tưởng cho cả du lịch và các địa chỉ làm việc tại Tokyo. Với thuận tiện cho du khách, mỗi người trong số 205 phòng của khách sạn cũng được thiết kế và trang bị đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp và du khách kỳ nghỉ tìm kiếm chỗ ở độc đáo tại Tokyo. Các tiện nghi phòng bao gồm máy sấy tóc, internet truy cập mạng LAN (miễn phí), điều hòa nhiệt độ, phim trong nhà. Các tiện nghi cơ bản được cung cấp trong phòng nghỉ tại Tokyo bao gồm trung tâm thương mại, salon, dịch vụ giặt là / giặt khô, tầng cao cấp. Các tiện nghi thể thao và giải trí có sẵn trên tài sản của khách sạn bao gồm thiết bị tập thể dục. Với các tiện nghi trang nhã và sự hiếu khách, du khách tại khách sạn này chắc chắn sẽ có một kỳ nghỉ ấn tượng
Du lịch Nhật Bản đầy sức hấp dẫn vì đất nước này có 14 di sản thế giới, bao gồm thành Himeji, cố đô Kyoto, các thành phốTokyo và Nara, núi Phú Sĩ, những khu trượt tuyết như Niseko ở Hokkaido, Okinawa. Bên cạnh đó, nền văn hóa và lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc cũng làm nên sức hút của du lịch Nhật Bản. Hãy du lịch Nhật Bản cùng Vietravel để tận hưởng các dịch vụ tốt nhất và tham gia chương trình khuyến mãi "Thu Quyến Rũ"

Ngày 1: Hà Nội – Narita

Quý khách tập trung tại Nhà hát Lớn lúc 20h30.
Xe và HDV của Công ty du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism) đón đoàn ra sân bay quốc tế Nội Bài làm thủ tục check in, đáp chuyến bay tới sân bay quốc tế Narita – là sân bay tấp nập thứ 2 tại Nhật Bản – đứng thứ 24 xếp hạng sân bay bận rộn nhất thế giới.
Qúy khách nghỉ đêm trên máy bay.

Ngày 2: Tokyo – Hakone – Kawaguchiko

Sáng. Đến sân bay Quốc tế Narita, xe và HDV đón đoàn di chuyển đi khu du lịch Hakone
  • Đi du thuyền tham quan hồ Ashi - một trong những hồ đẹp quanh núi Phú Sĩ
  • Tham quan thung lũng Owakudani – tham quan miệng vết tích núi lửa, thưởng thức món trứng được luộc bằng nước sôi từ miệng núi lửa, theo tương truyền ăn 1 quả trứng luộc tại đây sẽ tăng thêm 7 năm tuổi thọ.
Sau đó mua sắm tại Gotenba Outlet; trải nghiệm tắm suối nước nóng trong khách sạn
Chiều: Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn ở khu vực Isawa Onsen

Ngày 3: Kawaguchiko- Fuji – Yokohama

Sáng: Sau bữa ăn sáng tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng, đoàn tham quan:
  • Núi Phú Sĩ – nếu thời tiết cho phép,Qúy khách sẽ được đưa lên trạm số 5,ở độ cao 2300m để ngắm nhìn đỉnh núi Phú Sĩ lấp lánh chỏm tuyết bạc trong nắng.
Sau khi ăn trưa, Qúy khách di chuyển về Yokohama tham quan:
  • Bảo tàng Ramen, khu phố Tàu China Town,vịnh Odaiba với Tòa nhà truyền hình Fuji Studios,trung tâm mua sắm Aqua,bản sao tượng Nữ thần tự do.
Chiều: Đoàn sẽ đi qua cầu Rainbow đẹp nổi tiếng để về Tokyo ăn tối và nhận phòng khách sạn.

Ngày 4: Tokyo s/s

Sáng Sau khi ăn sáng,đoàn tham quan:
  • Chùa Asakusa - còn được gọi là đền Sensoji- Ngôi đền cổ nhất của Tokyo thời Edo,được xây vào năm 645 và là trung tâm của các lễ hội lớn hàng năm tại Nhật,là nơi thờ Phật Bà Quan Âm; khu phố Nakamise cạnh ngôi đền.
  • Tham quan và chụp hình lưu niệm tại Ngoại thành Hoàng Cung.
Sau đó ăn trưa:
  • Tham quan tháp Tokyo(chụp hình dưới chân tháp)
  • Trung tâm điện máy Akihabara và Ginza, chuỗi cửa hàng miễn thuế ở Shinjuku.
Chiều: . Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn ở gần sân bay Narita.

Ngày 5 : Tokyo – Hanoi

Sau bữa sáng, Quý khách làm thủ tục trả phòng. Xe đưa quý khách tới:
  • Aoen shopping mall hoặc Shisui Outlet mall (quý khách tự túc ăn trưa trong khu mua sắm), tự do mua sắm cho đến giờ ra sân bay về Tp Hà Nội (Ra sân bay bằng xe của khách sạn).
Về đến thủ đô Hà Nội, xe và HDV đón đoàn từ sân bay về địa điểm tập trung Nhà hát Lớn Hà Nội.Kết thúc chương trình tour.Hẹn gặp lại Quý khách !

GIÁ TRỌN GÓI:  27.500.000 VNĐ/KHÁCH

(Áp dụng cho đoàn ghép khách lẻ)

Giá tour bao gồm:
  • Xe đưa đón theo chương trình
  • Khách sạn 3 sao ( 2 khách/phòng.Nếu có khách lẻ thì ghép 3 khách/phòng)
  • Guide Tiếng Việt theo suốt tuyến
  • Các bữa ăn theo chương trình (L: 1.000 JPY/khách ,D: 1.500JPY/khách )
  • Phí làm visa Nhật
  • Vé máy bay
  • Bảo hiểm du lịch quốc tế